Để chiêm ngưỡng và bước chân đi
trên đường Ốc viết ta về Bến Tre theo Quốc lộ 57 đến huyện Thạnh Phú trên Từ trung
tâm thị trấn còn đi 25km nữa mới tới biển. Năm 2013 còn phải đi qua một con phà
nhỏ vì Cầu Ván đang xây. Từ phà tới ngã ba Bồn Bồn khoảng 7km, đoạn đường này
tuy là quốc lộ, có sửa chữa bảo dưỡng hàng năm, nhưng vì nó vẫn còn là lộ đá dễ
hư hại.
Huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre nằm ở vùng đất cuối cùng của Cù Lao Minh, nhưng chỉ có hai xã
Thạnh Hải, Thanh Phong là có biển, có hai dạng bờ biển đoạn thẳng hướng biển có
chiều dài khoảng 16 km. Chia đoạn thẳng làm 4 phần thì bờ Biển Cồn Bửng dài 8 km
là đoạn thứ 2 và 3 từ cửa Hàm Luông xuống.
Còn hai đoạn
cành chữ U hai bên là biển pha sông 15 km. Bờ biển nằm giữa hai cửa sông Hàm
Luông và Cổ Chiên, giàu phù xa bồi đắp cho biển phía trên là xã Thạnh Hải, nhận
nhiều hơn ở phía dưới là xã Thạnh Phong, nên bờ biển có thế đất vát nghiêng
trong.
|
Hình minh họa trên Bản đồ vệ tinh Con sông
(đã tô đỏ)
|
3- Nghĩa Cồn Bửng là gì?
Về Miền tây lắm
Cồn nhiều cù: Cồn Phụng giống Phụng. Cồn rừng lắm Rừng. Cồn Lớn nó to. Cồn Chim
nhiều chim. Cồn Cò lắm cò... Cứ cái đặc điểm vùng đất đó mà gọi. Thế Cồn Bửng
lắm bửng,? đúng thế nhưng chỉ có một bửng là bửng đất thôi.
Vì phía bắc tây
bắc Cồn là sông Cồn Bửng rộng hẹp thay đổi tùy đoạn từ 100 đến 200m, chiều dài
con sông này khoảng 9km, có nhiều chi lưu nhánh trong đất liền nối vào con sông
này. Con sông như tạo "Nhát cắt" một thoi đất rời ra khỏi đất liền, giống như hình cái Bửng.
Thế là Cồn có tên
Bửng là gọi theo hình thể, chứ không gọi theo đặc điểm. Phía nam đông nam Cồn
Bửng là biển Đông, có thế vát séo nghiêng 45 độ theo trục tây đông tây của bờ
biển. Biển Cồn Bửng hàng năm có bồi và có lở.
Riêng trong
năm 2012 còn có phần lở nhiều hơn bồi, tốc độ lở khoảng10m-20m. Theo đặc điểm
của cồn "Biển một bên và sông một bên", bên cồn bên cù nếu gọi là Cồn
Cù Bửng hay Cù lao Cồn Bửng thì không ổn, Cồn không được, Cù không xong, thôi
thì đành cứ gọi cái tên Cồn Bửng vốn vẫn là cái tên của nó vậy.
4- Sinh thái biển Cồn Bửng
Thủy triều
luân chuyển ngày đêm đưa phù xa vào các kênh rạch và đem thủy sinh giàu có từ
rừng tràm ra bờ biển, là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài thủy sản vật nhuyễn
thể, nên chúng phát triển rất mạnh ở vùng bờ biển này. Phù sa lấn biển đến đâu,
những cây đước, tràm, sú, vẹt mọc lên giữ đất, trở thành những cánh rừng ngập
mặn, mênh mông ngút ngàn.
Phức hợp rừng và biển ở đây có hệ sinh thái và sản vật vô cùng phong phú, hệ
thống sông kênh rạch tự nhiên chằng chịt như mê trận, cho dù là dân ở đây cũng
không thể biết hết đường đi, chỉ có những người chuyên nghề sông nước, chài
lưới đánh cá đi lại nhiều, mới quen các
ngõ ngách và biết lái thuyền trong rừng tràm.
5- Những điều kỳ thú của Cồn Bửng
Vùng
biển này có nhiều điều kỳ thú lạ lùng. Có tới hai Con đường Ốc Viết kỳ quan, một
lộ thiên và một ngầm dưới lòng biển, có ba "Hồ bơi" cực đẹp trên bãi
biển, có một con đê biển do thiên nhiên tạo ra to lớn vững chắc, làm
thành lũy chắn gió ngăn sóng cho Cồn, có rừng và hệ thống sông rạch có nhiều
thủy sản vật.
Còn có hai cá Ông
về "Lụy" trên Cồn để cho vùng biển và vùng đất này thêm linh thiêng.
Điều đặc biệt là có Công viên nghĩa trang đường Hồ Chí Minh trên biển, một công
trình rộng 650 hécta với nhiều hạng mục kỳ vĩ hoành tráng.
Ngày 17-1-2013
Chủ tịch Nước Việt Nam
đã về cắt băng lễ khởi công, động thổ công trình. Những kỳ thú này làm khách du
ngoạn rất thích thú và mong rằng trong tương lai "công nghiệp không
khói" sẽ phát triển trên vùng đất này sẽ giúp cải thiện cuộc sống còn
nghèo khó của bà con trên cồn.
6- Biển Cồn Bửng đón chào du khách
Đi du ngoạn biển
ở các nơi, thường từ trên cao ta đã thấy biển từ xa, không có cảm giác đột ngột
thích thú. Nhưng về tắm biển ở đây, trong không gian tĩnh lặng trên Cồn ta đã
nghe tiếng sóng vỗ ầm ì, tiếng máy ghe tàu ành ành nổ ngoài biển khơi.
Vậy là ta đã ở
sát ngay cạnh biển mà ta vẫn chưa gặp được biển, điều thú vị này làm tăng sự tò
mò và trí tưởng tượng, làm như biển là "người đẹp" e ấp thẹn thùng phải
hẹn hò mới gặp được. Muốn thêm phần hưng phấn, ta nên hẹn biển vào buổi sáng
ban mai từ thật sớm mới có thú vị bất ngờ.
Lần đầu hẹn
gặp với "người đẹp" biển, trên đường đi qua những ruộng cát trồng
dưa, chỉ thấy trước mặt ta một tấm màn xanh của ruộng đồng và cỏ cây mọc trên
độ cao của con đê (nọng) cực lớn, che chắn tầm mắt gần nhau trong gang tấc rồi
mà biển vẫn chơi cút bắt, để kích thích trí tò mò?
Vượt qua những
cỏ cây leo vừa lên đỉnh Nọng, sân khấu thiên nhiên liền mở màn, khung cảnh biển
mênh mông hiện ra ngay trước mắt, thích thú như "vừng ơi mở cửa ra"
và "người đẹp" biển thân thiện bước tới, nồng nhiệt dang tay đón chào
mời ta thưởng ngọạn những kỳ thú của biển.
Bây giờ biển đã ở trước mắt, nhưng đừng xuống biển vội, mà hãy dành chút thời gian nhìn
ngắm "người đẹp" biển, gió phà phần phật hòa quyện với tiếng sóng vỗ ầm
ào, trong ban mai mặt trời tỏa nắng ấm dịu, sóng triều lên đang vỗ vào chân Nọng.
Theo thời gian
sóng triều từ từ lùi xa, "người đẹp" biển cũng từ từ trải một tấm
thảm đa màu làm bằng vỏ Ốc Viết lên bờ cát mịn, mời ta xuống bãi biển bước chân
dạo trên tấm thảm cát còn ướt lạnh, vỏ ốc rộn rạo mát xa dưới lòng bàn
chân, cảm giác thích thú khó tả.
Còn những
thích thú gì nữa đang chờ ta trong "làn áo sóng" của "người
đẹp" biển, mà biển đang tháo dần từng lớp, từ từ lộ ra những kỳ thú mời ta
thưởng thức. Mặt trời càng lúc lên cao dần, nắng sớm và gió gió biển chan hòa
trên bờ cát và màu ngũ sắc ánh vàng của vỏ ốc cũng dần sáng lên lấp lánh.
7- Đường Ốc Viết lộ thiên trên bãi biển
Ốc Viết ở đây nhiều
vì hợp thủy nhưỡng, khi thủy triều lên nó Ốc theo sóng vô bờ ăn thủy sinh và
khi nước thủy triều rút xuống xác vỏ nặng nề, bị mất hỗ trợ sức sóng, nó không kịp
trở về lòng biển, ốc nằm lại trên bờ chỉ vài giờ sau, nó "Hóa thân"
thành một “Viên đá” ốc, trong vô vàn những đồng loại ốc nằm la liệt, dọc bờ
biển.
Xác Ốc tạo nên con
đường tự nhiên được lát bằng Ốc Viết rộng dài, tạo một nét đẹp và đặc trưng cho
bãi biển Cồn Bửng, con đường này có thể nhìn được nó từ Vệ Tinh là một dải màu
trắng ngà, đủ thấy nó dầy đặc và to lớn nhường nào.
8- Đường Ốc viết ngầm dưới lòng biển
Có con đường
Ốc thứ hai nữa, ít người biết đến và nhắc tới nó, vì nó nằm dưới đáy biển,
không bao giờ lộ trên mặt đất, chỉ khi lội dọc theo con mương gọi là hủng chạy
dọc bờ biển ngoài cùng, ta mới cảm nhận được nó dưới chân với tiếng rào
rạo con đường của đủ loại Ốc, Nghêu cả những con còn sống và những con đã chết,
nằm trong bùn phù xa, độ dày hỗn hợp ốc, độ rộng của mặt đường còn lớn hơn gấp
ba lần, con đường Ốc viết lộ thiên gần bờ đê biển.
Nước trong
hủng này không bao giờ cạn, các sản vật mắc lại đây sống vùi mình trong bùn của
lòng hủng và trên hai mép nước, hủng này tầm khoảng tháng 6 – 8 là mùa sinh sản
của Nghêu, nó rất bé rất khó nhìn thấy hay nhận ra. Con giống to khoảng 2 – 3mm
giá 10 – 14 triệu đồng kg. Riêng nguồn lợi biển này do nhà nước quản lý.