Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Hoa cười tặng bạn cao niên.


Hoa cười 

 (Số thứ tự chuyện từ dưới lên)

Chuyện 7: Tỏ tình cẩn thận ... kẻo bị ăn tát?

         Anh ấy quen với Cô ấy đã lâu, hai bên ăn ý nhau và cũng cùng cảm thích nhau. Anh quyết định tỏ tình với cô ấy. Đi bên nhau tay trong tay, Trời đầy sao, trăng thanh gió mát. Cơ hội tốt đã đến đây rồi. Phải mạnh dạn lên thôi, tay Anh nắm tay Cô gái tự dưng sao hôm nay thấy run, tim anh nghe đập bình bịch.

Máu trong người chạy rần giật, mặt bên nóng ran ran, bên lạnh ngăn ngắt. Miệng sao hơi đắng ở đâu trào lên, hai hàm răng cố kìm lại mà sao nó cứ rung lên va vào nhau lạch cạch, Anh quyết định bất chấp hết để tỏ tình thôi, hạnh phúc cả đời không nhút nhát được. Anh đánh bạo bước lên một bước, quay mặt lại trước mặt cô gái:

Cô Gái: Sao vậy Anh? Dưng mà mặt mũi tái ngắt. Tay chân Anh run lẩy bẩy dzậy nè!

Chàng Trai: Anh! A...nh! (Miệng há ra ngậm vào. Trời ơi sao khó nói thế này!)

Cô Gái: Anh muốn nói gì! Nói gì thì nói đi, sao không nói? có thế này bao giờ đâu!

Chàng Trai: Anh... yêu em... Em (Chàng thở phào hắt ra, thấy nhẹ người, mình đã nói được rồi) 

Cô Gái: Hả! (Chát) này yêu này! (Cô phóng một chưởng cực mạnh tát vào má anh)

Chàng Trai: (Hoảng lên) Ô! Anh...anh yêu... Em thật lòng mà.

Cô Gái: Yêu này (Chát) ai thèm, thật lòng với cái lòng giả dối của Anh hả. (Cô tát một cái như trời giáng vào má bên kia của Anh)

Chàng Trai: (Hết hồn, càng hoảng loạn, quíu quýt) Anh...anh yêu Em... em thật đấy mà. Anh thề có Trời chứng giám cho lòng anh.
Hình Minh họa

Cô Gái: Trời ơi! Hết chịu nổi rồi. Yêu này (Chát) có trời chứng giám nữa n.. ày (Chát) (Cô tát hai cái, lần này thì như Thiên Lôi giáng hằn vết hai bàn tay lửa đỏ chói hai bên má Anh. Rồi Cô tức tưởi khóc bỏ chạy thật nhanh).

Chàng Trai: (Bị cô tặng cho bốn cái tát. Anh đau ngoài da thịt thì ít, nhưng đau trong lòng thì nhiều. Sao thế nhỉ? Cô ấy cũng... thích mình mà sao lại... Anh chết trân như trời trồng đầu óc quay cuồng quay). Anh ngước lên la lớn: Ông trời ơi! Thế là sao vậy hả ông trời ??? Ông trời có hiểu không! Ông Trời! Ô...ng giúp con v...ới.

Còn bạn! Bạn có hiểu không??? Giúp chàng trai tỏ tình lại nhé
Nguồn: Vô Danh
Ngày 3/6/2013
Phạm đức Minh Sưu tầm Năm 1978 và Chế tác

Chuyện 6: Thầy giáo kể chuyện gì?

            Hồi học lớp 8 ở trường Lê Hồng Phong sơ tán. Có Thầy giáo sau giảng bài giảng xong Thầy thường dành lại 15 phút để kể chuyện. Giọng thầy trầm ấm, tiết tấu thắt nút mở nút, gay cấn hay đến mức chúng tôi khi nghe kẻng báo tan trường ai ai đều nhao nhao nài nỉ xin thầy ở lại kể tiếp nghe cho hết câu chuyện đang hấp dẫn. 

Có một buổi học kia, thầy bảo hôm nay nhanh thôi, còn ít giờ và thầy có việc cần phải làm. Có câu chuyện ngăn ngắn cho các em. Vào giờ này tuần sau các em trả Thầy, xem chuyện này kể gì. Nếu cả lớp bí thầy sẽ giải đáp.

Câu chuyện rất đặc biệt, khó hiểu, mà vui. Cho đến bây giờ tôi nhớ không sót một chữ. Sau này đến đâu có dịp kể lại cho mọi người ai cũng bí và cũng khen Thầy giáo của chúng tôi...quá hay
Đây câu chuyện ngăn ngắn có thế này thôi:

Hai chân, ngồi trên bốn chân, bán bốn chân. Bốn chân chạy lại cướp mất một chân, còn ba chân. Hai chân, ném bốn chân, bốn chân vứt lại một chân, còn bốn chân 
 (Hết)
            Kể dứt câu thầy giơ tay chào chúng tôi, thầy bước qua cửa  rồi, chúng tôi vội gom trí nhớ đứa này, đứa kia lại, ghi câu chuyện thầy kể cho đầy đủ để trên đường về cả mấy ngày sau bàn luận mãi mà cũng không lý giải ra Thầy đã kể chuyện gì? Thôi đành chờ tiết cuối ngày hẹn để Thầy giải đáp 

 (Nếu bạn bí: Tôi cũng bắt chước hẹn bạn tuần sau giải đáp giống thầy của tôi ngày đó)

Nguồn: Thầy giáo LHP Hà Giang
Ngày 1/6/2013
Phạm đức Minh Sưu tầm và Chế tác

Chuyện 5: Tuổi cao Hà Giang bắt cướp ở Sài Gòn

Bác ở Hà Giang vào Sài Gòn thăm con. (Bác có tính hay khoe của nên đi đâu cũng hay đeo cái dây chuyền vàng rõ to) Cô con gái đưa mẹ đi dạo phố Sài Gòn (TP HCM) cẩn thận trước khi đi:

Cô con gái (Dặn dò): Bầm ngồi cho chắc, đừng mê mải ngắm phố phường phải thật chú ý vào, nhớ phải cảnh giác cướp giật đấy. (Vùng núi phía Bắc gọi Bầm: Mẹ)  

Bác: Ờ… Tao biết, có nghe! Chắc rồi! Yên trí chạy đi (Bác tuy cao tuổi nhưng rất khỏe mạnh).
Vào tới trung tâm Thành Phố Cô con gái chạy xe chầm chậm để giới thiệu cho Mẹ thưởng thức cảnh phố xá đường to, nhà cao, phố đẹp, xe đông như mắc cửi.

Bác: Nghe nhìn say mê, đang mải ngắm nghía phố phường, bỗng hai xe Honda chạy ào sát hai bên, nhanh như cắt Bác co cao ngay hai giò lên, phóng chưởng ra hai phía, mỗi cước chưởng mạnh tới mười thành công lực. Ào ào…vút vút chưởng bay ra mạnh kinh thiên động địa, trúng ngay, không trượt hai xe đó. Rầm – R…ầm 

Cô con gái Ối ối… Cái gì vậy Bầm? (Cũng loạng choạng tay  lái, nhưng dừng ngay lại được)
Ngoảnh lại đã thấy Bầm của Cô trong nháy mắt đã nhảy phắt xuống, tuốt dép lên hai tay, đôi chân trần lao như xé gió về phía hai chiếc xe vừa lật, vừa phi vừa múa song chưởng dép vù vù. Chủ nhân hai chiếc xe còn chưa kịp ngồi dậy. Bác đã sốc tới nơi đập quẹt hai chiếc dép lên xuống với nhau Pẹp pẹp. (May mà không phải song kiếm)

Bác: (Nhổ miếng giầu đang ăn dở, Phụt x…oẹt xuống đường, Bác lớn tiếng quát) Chúng mày đã tởn với Bà chưa, chết với Bà nhá, bắt được chúng mày rồi, thanh thiên bạch nhật thế này mà giở trò cướp giật dây chuyền của bà hả?  Bà thì cho chúng mày đi tù mọt gông…nghe con. (Bác vừa la vừa múa dép pẹp pẹp dứ lên dứ xuống chiếc dép vào mặt…“Bọn cướp” cứ sững ngây ra mà há hốc mồm kinh hoảng)

Chủ nhân xe bên Phải: (Lồm cồm dậy) Ơ sao tự dưng Bác đạp cháu mạnh thế.

Bác:  Đau hả! Đáng đời mày! Có thế bắt được mày chứ.

Chủ nhân xe bên Trái: Bác ơi!  Mà bác la cái gì m…à! Cháu có, có cướp gì đâu!

Bác: Còn chối hả!  Không cướp, không giật, sao ép sát vào Bà làm gì.  
(Ô... Bác ở quê ta đánh võ cũng giỏi lý luận cũng tài nhỉ)

Cô con gái : (Thấy Mẹ bị nhầm vội chạy lại) Trời ơ…i, Bầm ơi là Bầm! Khổ quá! N...hầm  rồi ở thành phố xe đông người ta đi sát nhau vậy thôi. Kìa Bầm nhìn kìa, đó đó đấy ai người ta cũng đi thế, có phải toàn là cướp đâu. (Nhầm: Lộn)

Bác: Thế à! Ừ nhỉ! chết cha rồi! Làm tao c…ứ tưởng như đường ngoài Hà Giang mình! Thôi ! Bác xin lỗi hai cháu nhé. Bác nhầm, nhầm thôi! Có đau không? Cháu … Cháu.

Chủ nhân hai xe?: (Bây giờ mới dám lấy lại hồn vía rên rỉ) U...i da đau quá ! (Rồi như hiểu và cảm thông với Cô con gái của Bác đang ráng xin lỗi) Thôi bỏ đi Chị, Chị không phải xin lỗi nhiều đâu, Tụi em chỉ trầy người, trầy xe, đau chút xíu, hổng sao mà, Tụi Em hiểu mà, (Cười, cười) tại Bác tưởng tụi em là... c...ướp, ở thành phố mấy ai có nghĩa hiệp và dũng mãnh như Bác đâu!. À...ớ Chị ơi! Chị và Bác người Hà Giang à …Hèn gì! Chiêu song phi cước và song kiếm dép của Bác.. Khủng khiếp quá! Hà Giang ai cũng võ dzữ như dzậy hả Chị. Ở miền núi có khác! Cướp thật mà gặp Bác thì chúng nó chỉ còn nước bó tay.
Nguồn: Bác CT thị xã Hà Giang
Ngày 1/6/2013
Phạm đức Minh Sưu tầm và Chế tác

Chuyện 4: Không cấm xe đạp

Về Hà Giang tới thăm nhà bạn là Cựu học sinh, vẫn nghe Cậu Tớ như hồi còn đi học: 

- Ố.. ôi trời Cậu mới lên à, lâu quá mới gặp Cậu mừng quá. Sao lần trước về không tới chơi. Cậu vào đây, vào đây, uống nước gì nói đi nào, Trà nhé, trà sữa Trân Châu nhà tớ bán đấy, uống đi, ngon không, không tính tiền đâu đấy. Hồi này có khỏe không, lâu quá mới về quê thấy sao hả ??? (Hạ bớt giọng) Thấy c...hưa Thành Phố Hà Giang bây giờ nhà cửa đường xá đẹp và hiện đại lắm rồi nh…á

Nghe bạn nổ một tràng liên thanh, lợị dụng lúc bạn nghỉ mệt Tôi vội góp chuyện chen vào:
Ờ … Mình cũng thấy vậy, lên thành phố rồi phải thế chứ, đâu còn đường nhỏ như xưa nữa.
Nhưng tớ đạp xe đi đây đó chẳng thấy thoải mái chút nào    

Sao bạn không lấy xe máy của con, của cháu mà đi cho thoải mái?
Khổ cái... Tớ lại không biết đi xe máy!.
Dzậy sao! Thôi cao tuổi rồi đi xe đạp cho nó khỏe người.
Nhưng mà bực lắm cơ.

Đâu! Có gì đâu mà bực nào.(Thấy mặt Ên hằm lại, tôi hơi dang xa tí sợ nhỡ bực Vzăng miểng)
Này nhé đường to, nhựa phẳng tớ đang bon bon đi, qua ngã tư bỗng nghe “Oét oét” một cháu Công An giơ cái gậy chặn xe tớ lại






Hai hình minh họa

Tớ hỏi: Có gì thế cháu.

Cô vượt đèn đỏ rồi, đèn đỏ thì cô phải dừng chờ chứ.

Tớ cãi lại: Chờ cái gì chứ? Cháu nhìn tất cả các bảng chỉ dẫn kia xem có đúng không.

Đúng mà Cô. Bảng nào cũng đúng. Cháu thấy có gì sai đâu.

Ơ, Thế à! Vậy đúng, thì cô đi đâ …y.

Ơ, Không được Cháu phải phạt Cô.

P...hạt Cô á!. Mà phạt cái gì, đi đúng mà...
  …?

Tớ dọng thêm: Bảng vẽ toàn Ô tô, Xe máy.
…?

Tớ dồn tiếp: Chỉ mấy cái xe đó phải dừng.
…?

Có vẽ cái xe đạp đâu mà phạt.

…!

Cháu CA cứng họng! Còn đang ú ớ tớ phóng xe đi luôn, khỏi mất thì giờ dzách việc!  Đi một đoạn ngoảnh lại thấy cậu CA còn há hốc mồm chưa ngậm lại được! Hết dám  “Oét oét” luôn
Đến lượt Tôi ...? Trợn mắt - Pó tay
Nguồn: Chị M  CHS LHP Hà Giang
Ngày 29/5/2013
Phạm đức Minh Chế tác

Chuyện 3: Còn phải cầm làn mà (Giỏ đựng đồ)


Ra thăm con lấy chồng ở Hà Nội. Chở mẹ đi dạo phố rồi cùng đi chợ cùng cho vui, chợ xong
Bu xách làn nhé, ngồi chắc vào con chạy đấy.
Bu ơi xin đường rẽ phải về nhà.
R...éc réc kít... Nhào… Rầm
Lồm cồm dậy la làng:
Anh... chạy kiểu gì? ẩu thế.
Cô mới chạy ẩu mà còn la.
Có xin đường từ xa, ẩu gì mà ẩu.
 
Bu làm chứng, có xin đường đi bu.
Ờ tao có xin mà tại chú này chạy ẩu.
Bác, Bác xin bên này (T), sao cô ấy rẽ bên kia (P).
Tay đâu mà xin,  tay này (P) tao còn phải cầm n...àn  mà. (Làn)
Nguồn: Chị H NHPTNNNT Hà Giang
Ngày 29/5/2013
Phạm đức Minh Chế tác

Chuyện 2: Làm sao bụng to ra


Nghe kể ở TQ:  Phiên tòa xử kiện cho Cô gái người dân tộc Tày Vùng núi phía Bắc
(Người dân tộc khi nói chuyện hay dùng Mày - Tao - Nó: Anh - Tôi - anh ấy, là kiểu nói của họ như vậy thôi, nhưng là họ vẫn tôn trọng người nghe) 
Hình Minh họa

Tòa: (Dõng dạc) Kể lại cho Tòa nghe: Làm sao bụng to ra, nhưng nhớ tránh những nói tục tĩu. 

Cô gái:    Đi trông hai nương ở gần nhau Nó (Chỉ Anh con trai) sang chòi nương Tao chơi. (Nương: Rẫy ở trên núi) 
T
òa: (Gật đầu) Sao nữa

Cô gái: Tao với nó lấy cơm nắm ra ăn chung. - Ngồi nói chuyện vui thôi có gì đâu!
Tòa: ...!

Cô gái: Gần tối Nó ra nương nhổ sắn về Tao với Nó ngồi với nhau nướng ăn. (Sắn: củ mì) 

Tòa: Còn gì nữa.

Cô gái: Nó cứ nhích gần vào tao, cái đi làm của Nó - gặp nhau - với cái đi làm của Tao. Tao cứ để yên xem sao . Tao chỉ thấy hơi buồn buồn (Buồn: nhột) (Ra hiệu khều khều bàn chân)

Tòa: Bình tĩnh nói tiếp. 

Cô gái: Nó thấy hấy Tao ngồi yên,  Nó lại lấy cái cầm dao của Nó - lại gặp nhau - với cái cầm dao của Tao . Tao cũng chỉ thấy buồn buồn thôi. (Ra hiệu vuốt vuốt bàn tay)  

Tòa: Tiếp 

Cô gái: Tao cứ để yên xem sao, Nó ôm cổ tao, lấy cái ăn cơm của Nó - gặp nhau - với cái ăn cơm của Tao. Tao thấy nhiều cái buồn buồn hơn . (Cái ăn cơm: miệng)   

Tòa: Tiếp đi 

Cô gái: Tao cũng cứ c... ứ để yên xem sao! Mà hai cái ăn cơm gặp nhau lâu lâu vớ, cơm ngon ơi là ngon mờ (Vớ: đấy)  

Tòa: Kể nhanh chút. 

Cô gái: Tao cũng cứ để lâu lâu xem sao - Nó ăn đủ kiểu k...iểu á ??? Nó ăn lâu lâu, lâu ơi  là lâu. : Kin khẩu ím giá  (Ăn cơm no rồi) 

Tòa: Ờ, ờ, Tòa biết. Ăn lâu thì phải no, chứ sao.

Cô gái: Lúc sau nó rủ Tao ăn sắn:. Nó cho cái ăn sắn của Nó - lại gặp nhau - với cái ăn sắn của Tao. Mà sắn thì Tao cũng thích, cũng thèm ăn vớ. Tao cứ để yên cho Nó, tự giác xem sao.

Tòa: Ăn sắn, mà cũng tự giác là sao? 

Cô gái: Ừ... vậy mới kể cho Mày (Tòa) nghe. Tại vì tao thấy nó có củ sắn to mờ! to ơi là to, nó dấu trong túi quần. Lúc Nó nằm bên Tao, Tao biết mờ, mãi mà nó không chịu bỏ ra ăn. Nó ăn khôn, Nó cứ ăn sắn, trong cái ăn sắn của tao không à. 

Tòa: Vậy à? đến thế rồi mà Nó vẫn không tự giác. Thì Mày làm sao! 

Cô gái: Ừ thì giận. Không tự giác, thì Tao mới giận chứ làm sao, Nó cũng biết Tao giận, mới chịu mở cái dây rút quần lấy củ sắn ra. Không ngờ cái củ sắn to ơi là to, Nó đem, Nó cho cả, cho c…ả củ (kéo dài giọng: đang thích)

Búa:  R...ầm  (Xả liên thanh cho hết bực mình) Thôi! T…hôi! Ngưng ngay đi không! Chỉ có bảo nói bụng sao to ra thôi, mà nãy giờ, cứ gặp làm sao, rồi lại làm sao gặp nhau. Nói mãi cũng chỉ kể hết ăn cơm, rồi lại kể ăn sắn. Có chuyện mỗi củ sắn thôi. Nó tốt mới cho cả củ sắn to thế, còn có việc tự cầm mà ăn thôi, cũng đem ra kể lể làm gì, kể gì mà lắm thế, làm mất hết nhiều thì giờ của Tòa lắm r...ồi. 

Cô gái: (Đang mùi mẫn đờ đẫn, kể say sưa, bị cái rầm giật bắn mình tỉnh cơn mê, lại bị tòa la oan, cô bực mình, quát lại thật to) Nó...cho cả củ sắn to vào gặp nhau với cái đi đái của Tao. Tao kể ngắn vậy được chưa? (Tới cái dzụ này Pó tay khó phiên dịch, cố mà tự hiểu)

Cô gái: (Rồi Cô nhẹ giọng lại, đong đưa cái mình bẽn lẽn): Tại Tao vớ, lúc đó mê mê, Tao nhầm thôi. Đâu phải củ sắn đâu.... Còn cái bụng Tao mãi sau thì làm sao nó tự to ra thôi, tao đâu có biết nó làm sao.

Tòa: !

Cô gái: (Bị ngắt chỗ đang hứng kể, chàu bàu) Thằng Tòa mày kỳ cục vớ! Kêu Tao kể làm sao..., đang kể tới chỗ làm sao thì phải để yên, từ từ mà kể gặp nhau làm sao. Mày đập to. Quát lớn thế, làm Tao sợ hết cả hồn, Ứ thèm kể cho Mày nghe, làm sao gặp chỗ s...ướng làm sao!

Tòa: ...!

Cô gái: (Chưa hả giận) Phải Mày cứ để cho Tao kể tự nhiên, thì Tao dễ kể làm sao. Mày cấm này, nọ, làm tao cứ phải lòng vòng, trẹo cả cái ăn cơm khó kể gặp nhau, nó khó làm sao!

Tòa: (Nghe Cô trách móc, nuốt "giận" - cũng hơi tiếc nghe)

Đập búa:  Rầm  (Đỏ mặt quát to lạc cả giọng) Thôi nghe tòa phán đây: Tòa cho phép cái đi đái của Mày ở chung cả đời với cái đi đái của Nó. Hai đứa mày thích gặp nhau làm sao thì cứ tự do thoải mái mà làm sao! (Nhỏ giọng lại, nói trong họng) Xử vụ này! mà cứ gặp nhau... chớ làm sao hoài chịu hết nổi)

Cô gái: (Vẻ vui mừng vì được...Vội gật đầu) Tao cám ơn, ơn nhiều cái thằng Tòa mày vớ.

Tòa:  (Đứng dậy giơ cao búa nữa để Tòa cho bãi tòa)  R..ầm (Cả phòng án đang ồ ào cười. Ai cũng giật mình im lặng!)

Cô gái: (Đang hớn hở, tưởng tòa ... vội  nhanh hỏi) Ớ... nữa à, cái thằng Tòa, Mày vẫn còn bắt cái gì gặp nhau, làm sao nữa hay sao v...ớ!

Tòa: (Bị hỏi bí, hơi bực, nhưng cũng nhanh trí quát lái) Ờ...ừ Tòa quên, Tòa còn quên bắt cái đi đái của Mày làm sao, làm sao đẻ ra cái đi đái cho Nó! Bắt  thêm làm sao như thế đ...ược chưa (Che miệng cười)

Cô gái: ... (Ngớ ngớ còn chưa hiểu ra, Tòa ra nói thế là làm sao)

Tòa: Hết chưa, Bắt gặp nhau vậy vừa ý rồi chưa. Có còn cần làm sao nữa không? Không còn làm sao thì v...ề (To Giọng) N...ghiêm. Bãi tòa
 Nguồn: Chị Đ BV TT CTCH Tuyên Quang
Ngày 29/5/2013
Phạm đức Minh chế tác

Chuyện 1: Ước vặn nhầm Ti vi
 

Số tôi nó chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ Ti vi đời đầu
Sờ vào nó rụng mất râu (Antena)
Vặn mãi hai núm mà màu chẳng lên
Bực mình chạy sang nhà bên
Vừa vặn hai núm màu lên rầm rầm
Đêm về lòng những ước thầm
Ước gì mình được vặn nhầm Ti vi

Nguồn: Chị Q  KS ĐHNN Hà nôi
Ngày 29/5/2013
Phạm đức Minh sưu tầm

Bình luận "Vui" Chủ đề  : Television Old and New


Chị Q tặng bài thơ quá hay, ngắn gọn, súc tích. Kể về nỗi lòng hàng đêm của “Số Tôi” trách phận tủi, than thân buồn, nhưng lại có máu "ước" được vặn nhầm Tờ vờ "màu" nhà "Hàng xóm" Không biết về sau ra sao, “Số Tôi” còn đi xem màu "Hàng xóm".

Hay liều hơn đi "Xóm hàng" màu nữa không, “Số Tôi” lại ẩn danh nên không lên lạc được. Để làm rõ hơn vấn đề đài truyền hình... có tổ chức: Hội nghị bàn luận Chủ đề: Television Old and New tìm ra nguyên nhân đang là "Vấn nạn" của cộng đồng xã hội chúng ta hiện nay. 

Ngày... Giờ...Tại Trường quay số ... Đường VSĐ (Kế bên Vận Sân Động) 
Mời các Bạn và các nhà bình luận đến tham dự.

Hội nghị diễn ra rất thành công, rất đông đảo khán giả và bình luận gia đến tham dự và có nhiều bài phát biểu hay, tới giờ phút cuối Bản đài xin tóm gọn lại 2 nhóm ý kiến nội dung sau:


Television Old : An ủi “Số tôi” lỡ rơi vào hoàn cảnh thế, thì hãy vì cái nghĩa cái tình, "Nó" (Cái Ti vi cũ ấy) hồi xưa "Nó" cũng vang bóng một thời, ta đưa rước "Nó" về dinh, biết bao người thèm muốn, ước ao được sở hữu "Nó" như ta.

Bao năm tháng dài dù có những lúc khó khăn, điện đóm chập chờn, "Nó" vẫn chung thủy phục vụ ta bất kể ngày đêm, lên hình ảnh, âm thanh trung thực cho ta "Hưởng thụ". Về tính tình "Nó" cực kỳ ngoan ngoãn, gọi dạ bảo vâng, đặt đâu ngồi đấy, cho quay dọc nào dám quay ngang, cho hát thì hát, kêu nói thì nói, bảo im là im.

Nay thời thế đổi thay "Trăm dâu đổ đầu tằm" đâu phải lỗi một mình "Nó" đâu, ta cũng có một phần lỗi đấy, cũng tại hồi nào tới giờ ta cứ, vặn vẹo, vật vò "Nó" hoài, hết tần xuất cả ngày lẫn đêm, "Nút liếc" nào mà chịu nổi, cũng phải lờn đi chứ, không lờn mới là lạ, có lờn đi thì cũng là bình thường thôi.

Thế có phải là "Tại Anh, tại Ả tai cả đôi bên" không nào? Bây giờ màu sắc "Nó" có nhạt phai,  lúc đậm lúc mờ. Âm thanh đôi lúc có lúc khọt khẹc, lúc chập mạch thì chói cả tai, lúc đứt mạch thị lại nín lặng "Ù con ráy". (Thành ngữ: Đóng ráy nhiều giống như bị nút)

Thôi ta đừng thấy mới nới cũ, cứ ráng o bế tân trang "Nó", ta ráng lên, chịu khó luôn chăm chút lau chùi máy móc, chăm chút sửa cho nó "Phụ tùng" đã hao mòn, làm bóng mượt thêm cho "Nó" đẹp lại. Cần chú nhất là lo cho "Nó" điện đóm đầy đủ, phích phiếc, lỗ cắm, đừng để rỉ sét làm sụt áp điện, "Nó" còn trở chứng thì ta kiên nhẫn vỗ nhẹ bảo "Nó" ngoan đi ngoan nào.

Chắc hẳn là "Nó" đâu lỡ phụ lòng, mà sẽ đền đáp lại... "Nó" có thích, thì mới nhích mầu lên đậm đà cho mà hưởng thụ. "Nó" tuy cổ đấy nhưng có khi còn hơn đồ tân ấy chứ. Có câu nói "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" còn câu nữa là "Không đi không biết "Đồ Sơn" đi rồi mới biết không hơn đồ nhà" đấy sao" (Câu thành ngữ nói láy. Nghĩa thực Đồ Sơn: bãi tắm biển đẹp nổi tiếng ở Hải Phòng Miền Bắc VN)

Television New: Về "Ti vi" đời mới ngày nay kiểu dáng đẹp có màu nhiều nhưng, rước nó về dinh thì quả là hao tốn tiền, "Sử dụng" nó lại "Phức tạp", kèm theo những "Yêu sách" đòi "Bảo hành…" này nọ, đáp ứng cho nó thì tha hồ mà lên bờ xuống ruộng.

Lúc đã không còn tâm ý "Ngày xưa súc xích thì nghèo" Mà sinh ra ý định "Bây giờ rủng rỉnh lại ham hố màu" Ta chê "Màu" nhà, sang xem được màu "Hàng xóm" đẹp hơn thấy ham, có khi lại đi vặn thử ở "Xóm hàng màu", đi miết như thế, rồi bị nhiễm máu muốn có "Màu" để đã sài, khỏi đi vặn nhờ rờ lén. Suy không kỹ, nghĩ không tính, đi rước "Màu" đời mới về.

Mới sài chưa bao lâu, mới đó "Màu" lại ra kiểu mới hơn, mới mua "Màu" mới tinh đấy chớp mắt cái thôi mà đã thành "Màu" đời cũ hơn rồi. Thế là lại lao vào vòng lẩn quẩn "Sắm Màu" đời... đời mới nữa, có khi "Rủng rỉnh" tới ba bốn cái  "Ti vi" đời vừa mới cũ, chẳng ra cũ hẳn, đời mới chả ra mới hẳn, cái đòi bảo hành thế này, cái đòi yêu sách thế kia, thì sao mà chịu nổi? 

 Những ai bị "Ti vi" đời mới đòi "bảo hành…" rồi thì biết, cứ mà ngậm ngùi mà "Khổ sài", chứ đâu "Sướng sài" mà dám khoe ra. Còn khi "Lỡ" rước về "cái mới" quá mê mẩn "Nhất bên trọng". Còn cái "Màu""Nhất bên khinh""bỏ" nó đi không được, muốn "bê" nó tiếp không song. không tiếp tục bảo dưỡng, bảo trì, lỡ nó có sự cố "Chập mạch điện" nổ banh chành nhà cửa, thì đổ nợ luôn. Cái "dzụ"này gọi là "Không điếc mà cứ thích súng đây", lúc đó thật khóc mà không có nước mắt thì khổ! 

Phần giải đáp thắc mắc:

Khán giả thứ nhất thắc nhờ: Chị Q hỏi dùm tác giả "Ẩn danh" cho ? date sáng tác thơ chắc cũng đã khá lâu thời "Ti vi" màu hồi trước, chứ "Ti vi" màu đời nay thấy đâu có cái nút "vzặn"  nữa đâu? Vả lại sang nhà hàng xóm, dám mà thử hai tay "vzặn cả hai" núm, chắc "Số tôi" có gan to như gan trời.

Chứ ối ông! gan cũng to lắm kể lại: Mới vặn có một núm mà, màu đâu chưa kip nhìn thấy, đã phải chạy văng cả cờ rồi! xuýt trối cả chết luôn.(Chắc là Ông bạn gan to, có ý cò mắc thắc này có kinh nghiệm) Giải Thắc Chưa được đáp: Chờ chị Q liên lạc với "Số tôi" (Hãy đợi đấy)

Có khán giả nữa thắc VSĐ được Giải mắc ngay:  Rằng trước kia cũng vốn nó là SVĐ nhưng từ khi có vị lãnh đạo cốp về mua nhà ở đây. Vị có quyền thế nên mới cho đổi tên đường lại từ SVĐ khỏi bị hiểu lầm là "Sợ vợ đuổi" ấy mà. Phải là "VSĐ" Vị mới tỏ uy quyền Trị gia để mà tề Quốc chứ, không đổi thì còn lãnh đạo gì nữa!

Có khán giả giơ tay thắc: Thôi khỏi mắc, Bản đài cũng biết hỏi gì? À"Vận sân Động" đâu. Cũng nhờ vậy Đài truyền hình ta tự nhiên cũng được ăn theo đấy. Có thể mai mốt Bản đài sẽ xin đặt lại tên Đài truyền hình VSĐ cho nó oai nữa cơ đấy.

Cáo lỗi: Trong hôi nghị ai cũng có "Tâm sự " khó nói không biết kể cùng ai, nay có dịp họp hội nghị bàn luận, bản đài không ngăn được nhiều ý kiến hay, các vị chưa được phát biểu xin hẹn tuần sau ta lại bàn luận tiếp…..

Bản đài dứt lời Bế mạc, Hội trường như muốn vỡ ra bởi tiếng vỗ tay ầm ầm. Hết giờ bàn luận. Mời quý vị dùng tiệc nhẹ và xem quảng cáo của nhà tài trợ.
Hình minh họa: Quảng cáo Television-HD

Quảng cáo: Television

Đây là sản phẩm "HD" đời mới (HD: High Definition ? HD: Hàng độc) Tèn...thèn tèn ten (Nhạc hiệu) Bản đài lỡ cho phát sóng lên rồi, hối hận quá.

Nói "giả" lòng ngay cả Bản đài cũng phải bịt mắt lại, chói mắt quá không dám xem, nhưng mà tại con mắt không ngoan, bảo nó không nghe.

Nó cứ chọt ánh mắt lách qua khe của năm ngón tay che he hé mà ngắm nghía soi qua ngó lại, liếc xiên - liếc séo, có nhìn từ dưới - xuống trên, nhìn từ cạnh phải qua bờ trái. Thì quả là càng nhìn càng thích, càng ngắm càng phê. Ô...i trời ơi! "Ti vờ HD" đâu mà đẹp khủng, dã man dại thế.

Kích cỡ "Thân thể" thanh mảnh gọn gàng "xinh xắn", các "nút nhấn" lẩn khuất núp ló, đâu đó trên thân mình, như muốn mời gọi người dùng rờ rờ đi, hãy mò mò đi. Nhất là Remote Contron chạm tay vào thôi đã "Phoái khoái" dâng dâng lên rồi, nhẹ tay "rờ mó.." các nút, thì âm thanh và màu sắc, liên hoàn ầm ầm trỗi lên phửng p...hừng phưng - phứng phừng  phừng.

Tiếng nhạc kích động cả khán phòng khán giả cũng đồng loạt uốn éo, giựt giựt mà sướng, xướng theo nhịp tửng t...ừng tưng - hứng h...ừng hứng. Đã thế lại còn dậm chân, đập tay người này với người kia, ngả qua ngả lại hát theo nhịp, lời quảng cáo của nhà tài trợ "Hát _đ...i - H...át_hát - đ...i_ thế mới là hát_h...át - Đi". Ôi trời ơi, hát hét, nhảy nhót gì mà la to thế, làm sập trường quay người ta à... Bản đài hoảng hốt thét lên trên Micro ra sức ngăn cản cũng không lại.

Hèn gì có biết bao nhiêu người mê mẩn "Hàng độc" mà bỏ bê "Ti vờ" cũ, một sống hai chết, giá nào cũng "Phoải khoái" sắm "Ti vờ" màu đời mới. Còn lý do làm sao mà người ta chán chê "Ti vi" cũ nhiều thế thì rõ quá rồi.

Hứng tác: Phần này ngoài chương trình, do khán giả đề nghị thêm. Bản đài thấy cũng hợp lý nên chuẩn luôn. Bản đài xin "Hứng tác" đầu tiên, mạn phép tác giả nhé cái "Ti vờ" màu có núm "vzặn""Old" rồi, bây giờ núm "New" bé và xinh thế kia, chỉ dành để nhấn nhấn thôi. Cần thay vài chữ trong bài thơ cho nó "Thật" hợp với quảng cáo HD: Hàng Độc. Mời các bạn khán giả cùng các nhà bình luận gia nghe xem thế ni xem cókhông nhé?

Số tôi nó chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ Ti vi đời đầu
Sờ vào nó rụng mất râu (Antena)
Vặn mãi hai núm mà màu chẳng lên

Bực mình thử sang nhà bên
Đụng vào.. rờ mó..  mầu liên ầm ầm
Đêm về lòng những ước thầm
Ước được rờ...mó lút lầm cái ti (Lút: Nút) 

Bản đài vừa "Diễn tác" thơ xong, ông bạn ở bên cạnh, với vẻ mặt dồn nén bức súc "Hứng tác" chia sẻ ngay:


Ông than số chẳng ra gì. 
Số tôi cũng có hơn gì đâu...! ông
Ham màu điêu đứng sầu đâu
Ông máu thích màu tôi bán rẻ cho
Bán song cái nợ ao ta
Tôi về tôi tắm ao nhà ấm hơn


Bản đài mới quay qua lấy giấy bút, chưa kịp ghi Danh tính và số Điện thoại, thì ông ấy lẩn đâu mất, thôi kệ ông ấy, chắc là "Tâm sự" lại khó nói. Nào ai còn có "Hứng tác" nữa thì chia xẻ qua Email, Bản đài sẽ tập họp các "Hứng tác" lại để kỳ sau chúng ta bàn luận tiếp cho vui.

Xin chào tạm biệt khán giả và hẹn gặp lại.
Chế tác bình luận "vui" 
Đức Minh HG
Ngày 7-9/6/2013

Không có nhận xét nào: