Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Con đường hình Rồng lên cột cờ Lũng cú Hà Giang

Con đường hình Rồng lên Cột Cờ Lũng Cú

Oai dũng Rồng cực bắc

Khen ai khéo tạc nên Long thế
Vươn giữa trời mây phất lá cờ
Trấn biên giữ ải cho tổ quốc
Trên miền cực bắc đất thiêng liêng
Oai hùng đất Việt ta đẹp thế 
Con cháu Lạc Hồng luôn vững tin 
Non sông gấm vóc ta trời định
Vương tổ ngàn năm mãi vững bền

Tác giả: Đức Minh HG 
Ngày 19/7/2013


Lời bình con đường hình Rồng lên cột cờ Lũng cú

Vì xa quê không về thăm thường xuyên được, nên Tôi thường hay chu du trên mạng truyền thông để về thăm nợi tôi đã sinh ra và lớn lên. Hà Giang là quê hương Tôi, nơi có Cột cờ Lũng Cú thiêng liêng trên vùng cực bắc. Có nhiều bài viết và chương trình phim ảnh về đề tài này. Khi xem các bạn và Tôi thường chỉ để ý đến cột cờ, lá cờ, cùng những lời văn lời bình về ý nghĩa thiêng liêng của cột cơ Lũng Cú.

Hôm nay gọi telephone tâm sự với hai người bạn thuở học trò ở Hà Giang. Họ là cặp đôi và có cặp tên rất ấn tượng là Long & Vân. Tôi gởi tặng cho hai bạn ít hình ảnh đẹp, trong đó có tấm hình cột cờ Lũng Cú ở trên. Nhớ quê vẫn chơi vơi trong tâm trí, còn mắt thì cứ nhìn mãi tấm hình, mà vương vấn hai chữ Rồng & Mây và rồi tâm trí như thần bảo, bỗng dưng ô trời ơi nhìn sao thấy giống con Rồng thế cơ chứ.

Cảm giác hứng tác dâng trào viết bài thơ Oai dũng Rồng cực bắc (mà bạn đã xem ở trên). Rồi mạo muội đưa lời bình về con đường lên cột cờ Lũng Cú giống hình con Rồng. Thơ và lời bình không chuyên, có thể chưa đầy đủ trọn vẹn, nhưng là lòng thành viết ra, mời các bạn thưởng thức và góp ý dùm cho, để thơ và bình hay hơn và xứng với tầm vóc thiêng liêng của lá cờ tổ quốc trên vùng cực bắc.

Ai đã tạo tác con đường bộ lên Cột cờ Lũng Cú và bức ảnh cực đẹp lấy hình ở góc độ thời gian không gian này, hai yếu tố này hòa trộn với nhau, đã biểu hiện hình ảnh của con đường đúng là Con Rồng trong tư thế rất oai dũng, đuôi như đang uốn cong ngược để quất đà xẹt ra lửa để bay lên trên cao (Nền lửa xẹt là những khoảng đất màu đỏ nhạt, màu đỏ đậm).

Có nền đệm màu vàng đậm biểu trưng cho sự vương giả của Rồng, nền lúa vàng rộng lớn phối cảnh bên dưới (cánh đồng lúa vừa chín, bà con đang gặt lại may là gặt có một phần xa, nên nền màu vàng rất đồng nhất), giữa con đường còn thấy cả chân Rồng đạp vào sườn núi như đang đẩy thân vươn lên, thân rồng có màu ngà, màu vàng đậm, nổi bật trên nền xanh cây cây cối trên sườn núi, thân Rồng có ẩn hiện khá nhiều vây (hình các khoảng đất đỏ phía trên lưng).

Hình dáng thân Rồng không uốn lượn độ cong rất hài hòa, đoạn trên lớn hơn đạn dưới, với dáng thuôn đẹp, phía trên thân hơi uốn cong lại làm nền cho cổ Rồng thẳng dài thanh thon mà vươn lên dáng chắc thẳng. Hình dáng đầu rồng rất cân đối hợp lý, có chóp mào xanh nhẹ (mái xanh của căn nhà), xung quanh đầu Rồng có vùng cây xanh tốt, giống như mây xanh thẫm hơn các cây cối mọc vùng dưới triền núi, như Rồng đang trong mây xanh.

 Gần bệ Cột Cờ có quầng sáng mờ huyền ảo, bên trong là cột cờ vươn thẳng trên đỉnh núi, trên đỉnh cột lá cờ thiêng liêng của tổ quốc, rộng lớn 54 m vuông đang bay, ngay vào lúc đó ở giữa trời xanh có một tầng mây trắng to làm phông đệm, càng làm nổi bật thêm ánh cờ đỏ sao vàng của tổ quốc đang uy nghi phấp phới bay hết tầm dài rộng.

Tổng thể các chi tiết phối hợp ăn ý với nhau. Rồng trên giữa núi tạo dáng rất cân đối tư thế thật oai hùng, trên sườn núi lại có rải rác khoảng vàng đậm của đất núi, phân bố đều xung quanh Rồng làm khung nền liên tưởng cho rồng bay trong các ánh mây đa màu, toàn cảnh như Rồng đang phất cờ tổ quốc, giữa trời mây biên ải, thật hoành tráng kỳ vĩ tráng lệ.

Còn tầng mây trắng lớn như tình cờ tự nhiên, có một phát hiện rất thích thú về tầng mây trắng này, nếu xem trên màn hình LCD bạn chú ý quầng sáng quanh tầng mây trắng, nhìn séo ngang thấy có thêm một quầng bao bên ngoài màu xanh biếc, nếu nhìn từ trên xuống quầng sáng đó sẽ đổi thành màu tím lục, bạn thử nghiêng ngó đi đẹp lắm thấy thật thú vị vô cùng đấy.

Các dẫn giải như là có pha trộn huyền thoại, nhưng nói sao cũng được, so các bức hình khác cũng chụp tương tự cảnh này,  nhưng bức này vẫn nổi bật đã biểu tả được hết những nét đẹp hoành tráng. Các phối cảnh cực kỳ hoàn hảo, như có tâm ý linh thiêng của Rồng chủ ý sắp đặt, cố tình để cho ta khám phá những gì còn bí ẩn. Bức hình không thể thiếu một trong hai Cột Cờ và Rồng cùng kết hợp, trong không gian thời gian và phông nền hài hòa, Tác phẩm trở thành vô giá trong tâm linh của toàn dân Việt Nam.

Về nguồn gốc danh từ Lũng Cú cũng nhiều bài viết: Do đọc và phiên từ tiếng Mông là trống vua nhưng lại cứ hay được hiểu là Long Cư, có bài viết phân tích thế đất và cũng có bài kể tên Lũng cú do từ tích truyện huyền thoại...Nhưng bây giờ nhìn ra và có biểu tượng này rồi thì không phải tìm trong tích truyện nào và cũng không phải bàn luận nhiều nữa, rõ ràng thấy đúng Rồng đang hiển hiện ngay trước mắt Rồng bay đang phất cờ tổ quốc đây rồi có phải không các bạn. Ta thấy trong lòng náo nức trỗi lên niềm tự hào, phải như thế mới xứng tầm thiêng liêng cột cờ của vùng cực bắc nước ta chứ.

Bài viết: Đức Minh HG
Ngày 19/7/2013


Không có nhận xét nào: