Cảnh con đường Rồng lên Cột cờ Lũng Cú thiêng liêng |
Nhận
ra con đường lên Cột Cờ Lũng Cú giống hình con Rồng, quá tự hào phải không các bạn,
núi Rồng không phải lý giải theo truyền thuyết huyền thoại nữa, mà hiển hiện
Rồng ngay trước mắt ta đấy thôi. Con đường có độ lớn, độ dài, độ cao, tạo tác
hình dáng Rồng rất hài hòa, trong bối cảnh thiêng liêng chủ quyền quốc gia,
càng tăng thêm ý nghĩa cho Cột Cờ Lũng Cú biểu tượng chủ quyền của dân tộc Việt
Nam.
Viễn
cảnh giả như trước mắt bạn con đường hình con Rồng có mặc thêm áo Vương bào,
tạo tác bằng Hoa Đào mà con đường đó lại đưa ta lên cột
cờ Lũng Cú thì bạn cảm nghĩ sao?, bàn, bình bây giờ chỉ là ước mơ trên
giấy, trên hình. Nhưng tác giả cũng có ý gởi tới cơ quan chức năng, để ý tưởng
ước mơ có thể thực hiện được thì Rồng của chúng ta sẽ có hình ảnh đẹp hơn và dĩ
nhiên sẽ tự hào hơn về Công trình Quốc gia của toàn dân trên vùng cực bắc Việt Nam.
Hiện
giờ lên cực bắc nhìn toàn cảnh từ xa tuy con đường đúng là hình con Rồng nhưng
ta phải luận cảm một lúc mới nhận ra. Tôi vẫn ao ước có dịp đi thăm cột cờ Lũng
Cú làm sao mà nhìn là nhận ra ngay cơ phải không các bạn?, ai cũng đều có mong ước
được bước chân trên con đường hình con Rồng, lên Cột cờ Lũng Cú thiêng liêng
của tổ quốc Việt Nam. Ta hãy cùng bàn, bình, tản mạn đề tài “Khen ai khéo tạc
nên Long thế”.
Bài viết sau đây chỉ là giả
định và ước mơ vào Ngày x
Tháng x Năm 201x
Con
đường hình Rồng lên Cột cờ Lũng Cú vùng cực bắc
Nếu
theo tâm linh của người dân Việt quan niệm thì Rồng là biểu thị sức mạnh hô
phong hoán vũ, tạo mưa tạo gió cho nhân gian, có đâu mà cần phải ước mơ. Nhưng
Rồng trên cực bắc là Rồng của người dân Việt tạo tác để mang sứ mệnh đặc biệt
cho tổ quốc. Rồng mơ ước về tương lai có một áo vương bào mặc trên thân mình
cho thêm uy nghi và dũng mãnh, đó cũng là mơ ước của mọi người dân Việt, một
ước mơ tốt đẹp mà trong tầm tay ta và có thể biến thành sự thực?. Thì tại sao ta
lại không mơ.
“Bất đáo trường thành phi hảo hán” thành ngữ của người dân Trung Quốc
“Bất đáo trường thành phi hảo hán” thành ngữ của người dân Trung Quốc
Các câu thành ngữ Việt
chỉ là ví dụ diễn tác mà tác giả xin ý kiến các bạn có được không?
“Chưa lên cực bắc chưa tròn là dân Việt” Thành ngữ của người dân Việt Nam.
“Chưa lên cực bắc chưa tròn là dân Việt” Thành ngữ của người dân Việt Nam.
“Chưa cưỡi Rồng cực bắc
chưa tròn là dân Việt” Khi ý tưởng ước mơ đã hiện thực.
“Cưỡi Rồng trên cực bắc,
ta dân Việt đã tròn” khi đã lên cực bắc thăm Cột Cờ Lũng Cú
Các góp ý sẽ là "Một cây làm chẳng nên non, ngàn lời vạn ý góp tròn ước mơ"
Một số hình ảnh ước mơ con đường hình Rồng lên cột cờ Lũng Cú
(Tạo hình bằng PhotoShop) mời các bạn xem và góp ý
Cận cảnh con đường Rồng lên Cột cờ Lũng Cú thiêng liêng |
Khi
chúng ta đến với Cột cờ Lũng Cú thiêng liêng, từ xa nhìn thấy cảnh vô cùng
hoành tráng kỳ vĩ, Con Rồng oai phong vóc dáng khỏe đẹp đang vươn mình nâng Cột
và lá Cờ bay trên giữa trời mây biên ải, ai cũng lâng lâng tự hào về biểu tượng
của nước Việt. Dẫu có xe hơi du khách cũng vẫn muốn theo đường bộ lên núi, vì
ai cũng muốn hưởng thú vị được đi trên con đường hình Rồng lên cột cờ, một con
đường có nét đẹp vô cùng độc đáo và duy nhất trên thế giới.
Bên đường lên núi có trồng cây đào, khi mùa xuân về Đào trổ
bông màu đỏ, màu hồng phấn, ta lên núi đi trong những cánh hoa đào đang rơi rắc
nhè nhẹ bay,
Rồng thiêng trải lên mặt đường một tấm thảm toàn cánh hoa đào đa sắc để ta lên
với Cột cờ Lũng Cú, quang cảnh Rồng cực bắc nồng nhiệt chào đón ta thật đặc sắc, Giả sử bạn trong viễn cảnh tương lai như thế cảm giác
sẽ như thế nào?, Còn tôi, tôi sẽ có cảm giác giống như Rồng đang đưa ta đi
lên bồng lai tiên cảnh, trên đó có Cột cờ Lũng Cú thiêng liêng của đất Việt.
Mỗi cây đào trên thân Rồng được các nghệ nhân trên mọi miền
đất nước tạo một hình dáng, Địa phương nào cũng góp sức và cho người lên chăm sóc định kỳ
tạo hình cho cây Đào, ai cũng đều muốn khoe tuyệt kỷ của mình trên non xanh
nước biếc của cực bắc và nơi chốn thiêng liêng, các cây Đào cũng đáp lại tấm lòng
của họ, trên thân Rồng cây Đào nào cũng uốn lượn vươn lên khoe sắc hoa.
Ngoài Đào Hà giang còn có cả Đào Nhật Tân Hà Nội, Đào hồng
Đà Lạt, Hoa Anh Đào từ Nhật cũng gửi về đây tô điểm muôn màu cho thân rồng,
những cây đào thấm tình đất nước và bạn bè quốc tế cũng phát triển rất tốt và
cây nào cũng đua nhau cho bông đẹp, tạo nên một Vương bào bằng hoa đào trên
thân của Rồng cảnh sắc rực rỡ và vô cùng đặc biệt.
Các cây Đào được trồng trong những vòng cung bê tông, tạo thành
hình vảy Rồng có ốp đá màu rất công phu, bên trong chứa đất để trồng đào, cực
bắc Hà Giang vốn toàn đá là đá, núi Rồng cũng không ngọai lệ. Nhân dân trên cả
nước thương cây Đào ở biên cương xa xôi thiếu đất, mỗi khi có dịp lên đây ai cũng mang theo
đất từ quê hương một món quà đầy ý nghĩa, đem gởi cho Đào ở chốn thiêng
liêng góp phần chăm bón cho những cây Đào trên thân Rồng luôn đẹp rực rỡ.
Hình minh họa Hoa Đào trên vùng cục bắc Hà Giang |
Trên thân Rồng còn có xây những ban công rộng nhô ra vừa là
tạo hình cho Rồng có chân đạp gói cưỡi mây, vừa để ta có thể ngồi trên những bộ
bàn ghế đá để nghỉ ngơi, khi trên độ cao giữa núi, trời mây mênh mang, ngồi
trên bộ bàn đá dưới những vòm hoa Đào, vừa thưởng thức hoa vừa ngắm non xanh
nước biếc và vừa thưởng thức một chén trà đào hương thơm nồng ấm, bạn cảm giác
sao ?.
Trên đường đi lên bây giờ đã có mái lợp mi ca tạo hình cho
Thân rồng có chỗ gắn hàng vây trên lưng cho Rồng vừa phòng khi lỡ có mưa bất chợt, càng
tao thêm cảm giác an toàn khi lên Cột Cờ. Những du khách đi lên núi có khi
không mệt nhưng vẫn thích bước ra ban công chân Rồng có tầm thoáng rộng hưởng thú vị như đang cưỡi Rồng trên mây và mỗi lần ra đứng trên mỗi chân Rồng sẽ
nhìn được phong cảnh mà ở mỗi độ cao ta sẽ thấy khác nhau.
Con đường lên có 389 bậc thang đá và còn cả tàu lượn mini
chạy bên cạnh đường, giống như ở các khu du lịch, nhưng gọn nhỏ hơn cho dành cho
người cao tuổi, người tàn tật và các em bé, tàu chạy lên chỉ từng đoạn thôi,
nếu hết mệt thì lại bước ra đường bộ đi tiếp, nói là tàu lượn nhưng tàu chạy bằng
động cơ điện rất nhẹ nhàng và từ từ, để vừa đi lên ta vừa được ngắm cảnh, chứ
không chạy ào ào vèo vèo có tính mạo hiểm như tàu lượn các khu vui chơi.
Cứ mải mê với con đường và cảnh đẹp non xanh nước
biếc của vùng cực bắc, ta đã lên tới đầu rồng lúc nào không hay, nơi đây trước
kia là nhà truyền thống bây giờ cũng được tạo tác một đầu Rồng uy nghi hoành
tráng, ta bước vào trong đầu Rồng, có phòng trưng bày các hình ảnh cho khách có
dịp nhìn lại và hiểu biết thêm về lịch sử của Cột cờ Lũng Cú thiêng liêng.
Theo cầu thang lên ban công rộng là vầng trán của Rồng,
chụp ảnh và quay phim lưu giữ những giờ khắc “Cưỡi Rồng trên cực bắc, ta dân
Việt đã tròn” trong đời thấy có ý nghĩa và thêm niềm tự hào người dân nước Việt
Nam, đất nước mà vua Hùng Vương đã có công dựng nước và con cháu Lạc Hồng đã
chung vai góp sức cho Vương tổ ngàn năm mãi vững bền.
Trong tâm thức của người dân Việt, Rồng là biểu tượng cội
nguồn, theo tích truyện Lạc Long Âu Cơ, chúng ta là con Rồng cháu Tiên. Mỗi mùa
xuân về chúng ta du xuân lên cực bắc ngắm nhìn Rồng mặc Vương bào mới đẹp rực
rỡ màu hoa, ta đi thăm Cột Cờ Lũng Cú trong hương xuân, những ngày xuân của chúng ta cực kỳ ý nghĩa
biết dường nào.
Khi lên hết các bậc thang trong Cột Cờ ta ra ban công nơi thay Cờ, thượng cờ và chào cờ đứng ngay dưới lá cờ tổ quốc đang phà phần phật tung bay, ta được thơm lây cái oai dũng
của Rồng, như cùng Rồng đang phất cao lá cờ Việt Nam. Đứng trên cột cờ
cao giữa trời mây thét vang vọng tới trời xanh. "Ta đã lên cực b…ắc
(Bắc), dân Việt ta đã t…ròn (Tròn)”
Lên Hà Giang vùng cực bắc tổ quốc như đi lạc giữa mây trời,
ngày xuân có muôn vàn cảnh đẹp như tranh vẽ, lòng ta rạo rực mà thốt lên non
sông đất nước mình đẹp đến thế sao. Cả vùng cao Hà Giang mùa xuân là đâu đâu cũng màu
hoa đào có nhiều loại hoa đào và loại nào cũng đẹp. Hoa đào tượng trưng cho sức
sống mùa xuân và hoa cũng rất hợp thổ nhưỡng và rất đặc trưng cho vùng cực bắc
Hà Giang.
Mải rộn ràng reo vui trong tâm trí với cảnh tượng sắp diễn
ra. Trở lại chuyến đi có nghe các con cháu dặn. Tôi đi tìm chỗ
mua vé 20.000đ tham quan, người cao tuổi được giảm 10.000đ. Nhưng tìm mãi không
thấy phòng bán vé, hỏi thăm anh chiến sĩ biên phòng đang đứng gác nghe hỏi
thăm, người lính cười rất thân tình: Bác ơi, bỏ bán vé rồi.
Rồi người chiến sĩ giảng giải thêm đây không phải là công trình du lịch, mà là công trình quốc gia, của lòng dân ý Đảng, biểu tượng chủ quyền của Việt nam, kinh phí nhà nước xây công trình, là đã có phần đóng góp của toàn dân rồi, không phải bỏ tiền ra mua lòng tự hào dân Việt như thế nữa.
Mọi
người đã vượt ngàn dặm xa đã trải bao nhiêu vất vả, tốn kém bao tiền bạc và thời gian, để lên tới đây. Tấm
lòng vô giá của mọi người đến với cột cờ thiêng liêng là đã quý lắm rồi, còn
nếu có ai muốn chỉ là tùy tâm đóng góp thêm để tôn tạo và bảo trì cho Cột Cờ
Các
đóng góp tự nguyện nhà nước nhận được sẽ được sử dụng đúng nơi đúng chỗ, nếu ai
đó tư lợi là sẽ có tội với dân với nước Bác thấy cháu nói có đúng khộng. Bác có
thể vào ghi tên trong sổ đóng góp hoặc tự bỏ “tấm lòng” của bác vào thùng đóng
góp ở chỗ kia kìa.
Chúng
cháu rất tự hào được làm nhiệm vụ ở đây, sẽ tận sức bảo vệ cho cột cờ luôn luôn
đẹp và vững bền. Chúng cháu đứng gác thế này là nhiệm vụ thôi, không cần có
cảnh báo gì cả, ai lên đây cũng tự giác, ai cũng đều giữ gìn vệ sinh, ai cũng
bảo vệ cảnh quan môi trường tốt lắm Bác ạ.
Rồi có thêm một người hướng dẫn nữa bước tới nói thêm cho
rõ ý của anh chiến sĩ: Theo ý kiến của lòng dân đề nghị và cũng được chính phủ chấp
thuận. Du khách lên thăm quan Cột Cờ muốn lưu giữ “Kỷ niệm ngàn năm” trên đỉnh
Lũng Cú, không còn phải khắc lén vẽ lút vào cây vào tảng đá, ở đâu đó như trước
nữa, bây giờ có khu trưng bày lưu niệm lưu giữ quanh vùng cột cờ.
Các nhân viên tạo tác các sản phẩm lưu niệm, như tạo tượng đá hoặc chụp
hình có kỹ thuật ép lên các tấm sứ hay khắc tên lên các phiến đá nhỏ, kỹ thuật này ở các khu du lịch đang phát triển và rất thịnh hành.
Chúng cháu có phương tiện máy móc làm nhanh và bền chắc cả ngàn năm, sau đó sẽ
gắn lên các bệ lưu giữ xây lộ thiên ở vùng đất gần cột cờ, núi to rộng thế này
cả nước mình chẳng lo thiếu chỗ ai bác nhỉ.
Các kỷ vật ngàn năm là kỷ niệm chuyến đi, lần sau lên bác có dịp thăm
lại kỷ vật của mình, hay nhờ người thân quen lên chụp ảnh quay phim
đem về cho bác. Phần nữa là ghi dấu tích cho con cháu sau này, còn ý nghĩa chính và cao
cả là Bác cũng được thỏa lòng canh giữ Cột Cờ thiêng thiêng cùng toàn dân ở biên
cương, nhưng chỉ có điều là có muốn biểu tượng quá cầu kỳ hoặc to hơn cũng không được, vì cần
sự thống nhất thiết kế, mỹ quan, cảnh quan Bác ạ.
Trường hợp Bác muốn góp công trồng cây trên núi, chúng cháu
sẽ cung cấp nông cụ và cây giống thích hợp thổ nhưỡng, bác có thể tùy chọn vùng
và loại cây tạo màu sắc cho núi Rồng theo bản thiết kế treo ở chỗ kia, các hố
trồng cũng đã được đào sẵn, trồng xong bên gốc cây sẽ có biểu tượng đá khắc ghi
ngày tháng năm và tên người trồng, góp phần tạo màu thiên nhiên cho cảnh quan
công trình.
Nghe anh chiến sĩ và người chủ quản hướng dẫn tận
tình như vậy. Tôi thấy tinh thần phục vụ của họ rất tốt rất thân tình và nói cũng rất có lý, dĩ
nhiên tiêu chí này cũng là do cơ quan chức năng chỉ đạo và có chính phủ chấp thuận nên rất an tâm. Tôi cứ nghĩ bên Tây, bên Mỹ còn bày
cả trò bán đất trên cung trăng trên sao hỏa vậy mà cũng có người mua mới lạ, thì
chuyện này ở đây lòng dân ai cũng muốn được như thế thì sao ta không làm.
Để có kỷ vật nơi thiêng liêng, ta vui vẻ và tự hào mà gởi kinh phí tôn
tạo thêm cảnh quan và kinh phí bảo trì cho Cột Cờ. Nghĩ tới viễn cảnh trong không gian bao la trên núi Rồng,
tự hào khi có tên mình dù là trên biểu tượng nhỏ thôi, phần đóng góp sẽ lớn hơn
nhiều lần so với giá vé thu (Năm 2013), làm mất đi ý nghĩa thiết tha của lòng
dân đến với công trình Cột Cờ quốc gia.
Còn những
người dân Việt ở xa viễn xứ như các kiều bào và những người Việt trên cả nước
chưa có thể lên được họ hoặc họ không thể đi được, nhưng họ cũng muốn có kỷ vật nghìn
năm ủy thác qua các văn phòng Cột cờ Lũng Cú ở các nơi, rồi phim ảnh và giấy chúng
nhận gởi về cho họ như một vinh danh với đất nước, tưởng tượng mà nghĩ xem bao
nhiêu triệu dân Việt Nam cùng góp kinh phí thì có ngàn năm cũng không sử dụng
hết ấy chứ, phải không bà con.
Khi
ý tưởng này thực hiện được thì tưởng tượng trong ngàn năm sau, chúng ta đã đi
xa, thế giới lúc bấy giờ sẽ như thế nào các bạn nhỉ. các kỷ vật của chúng ta vẫn
tồn tại trên núi Rồng sẽ mang giá trị lịch sử cho con cháu. Một viễn cảnh tương
lai khi đó con cháu ta lên thăm kỷ vật ngàn năm của ông tổ của ta. Rồi có bao điều cho ta tưởng tượng thêm, thật lý thú quá nhưng chỉ
là đang ước mơ thôi, bao giờ thành hiện thực thì còn chưa biết.
Riêng
Tôi nếu ý tưởng là hiên thực thì tôi cũng lưu lại kỷ vật ngàn năm, niềm tự hào có một phần đóng góp và có một điểm sáng ở
trên vùng cực bắc. "một cây làm chẳng nên non, ngàn
lời vạn ý góp tròn ước mơ" các bạn có đồng lòng không, mong cho ước mơ của
Rồng cực bắc và Cột Cờ quốc gia thành hiện thực. Mong các cơ quan chức năng
thực hiện ước mơ của Rồng niềm tự hào của chúng ta cũng sẽ lớn lao hơn về biểu tượng của tổ
quốc.
Bài viết: Đức Minh HG
Ngày 22/7/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét